Vái lạy hay Lễ bái, người Khmer gọi là Thvay Bongkoum (ថ្វាយបង្គំ), là nghi thức rất cơ bản trong dân gian Khmer, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn kính đến chư Phật, bậc sinh thành hay đấng thần linh... Nhưng có lẻ rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguồn gốc của việc vái lạy, và tại sao chúng lại vái ba lạy mà không vái hai lạy, bốn lạy hay năm lạy?
Trong giới hạn bài viết này, tôi xin giải thích về nguồn gốc của hành động vái lạy/lễ bái và lý do tại sao lại có nghi thức vái lạy 3 lần như hôm nay.
Tại xứ Khmer và Ấn Độ ngày xưa, dân chúng thường bày tỏ lòng tôn kính chân thành đến cha mẹ hay một vị đạo sư nào đó mà họ ngưỡng mộ bằng cách quỳ xuống sát đất, đặt trán mình lên chân của vị ấy. Hành động đó không phải là thần quyền, quan liêu hay đế quốc tinh thần mà đơn giản là một tục lệ cung kính cha mẹ và các bậc đạo sư đức cao vọng trọng trong xã hội ngày xưa. Và hành động thiêng liêng đó cũng chính là nguồn gốc của nghi thức Thvay Bongkoum (vái lạy) mà chúng ta biết như ngày nay.
Còn nghi thức vái lạy 3 lần? Có người cho rằng vái lạy 3 lần là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai; cũng có người cho rằng, vái lạy 3 lần tượng trưng cho ba quả vị Phật: Thinh Văn Giác, Duyên Giác và Chánh Đẳng Chánh Giác, v.v. Lại có người cho rằng, vái lạy 3 lần chính là lễ lạy ba ngôi báu tức Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Tất cả những câu trả lời này đều không sai nhưng không phải là nguồn gốc của nghi thức này.
Trước khi Phật Giáo ra đời, các dân tộc vùng Nam Á (trong đó người Ấn và người Khmer) chủ yếu đều theo Hindu Giáo, trong tôn giáo này dân chúng rất tôn sùng ba vị thần tối cao là Preah Vishnu cùng với Preah Brahma và Preah Shiva mà người Khmer chúng ta gọi chung ba vị là Trimurti (ត្រីមុរតិ - nghĩa là Tam vị). Vậy nên nghi thức vái 3 lạy bắt nguồn từ việc dân chúng vái lễ 3 vị thần này - một lạy tượng trưng cho Preah Vishnu, lạy thứ hai tượng trưng cho Preah Brahma và lạy thứ ba tượng trưng cho Preah Shiva. Nghi thức này được phổ biến trong dân gian từ hàng chục ngàn năm trước - trước khi Phật giáo ra đời rất lâu.
Như vậy, Phật giáo đã tiếp nhận từ Hindu giáo. Trong quá trình truyền bá đạo Phật ra thế giới, nghi thức này đã du nhập vào các nền văn hóa khác nhau. Và mỗi nền văn hóa đều muốn hợp thức hóa nghi thức này, cũng như nhiều tín đồ Phật giáo không muốn thừa nhận "nghi thức thiêng liêng" như vậy lại bắt nguồn từ một tôn giáo khác nên cố gắng đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau.
* Bài viết dựa vào sự hiểu biết cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu xót, mong bạn đọc có sự hiểu biết về văn hóa Khmer góp ý bổ sung trong mục bình luận/comment. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Trong giới hạn bài viết này, tôi xin giải thích về nguồn gốc của hành động vái lạy/lễ bái và lý do tại sao lại có nghi thức vái lạy 3 lần như hôm nay.
Tại xứ Khmer và Ấn Độ ngày xưa, dân chúng thường bày tỏ lòng tôn kính chân thành đến cha mẹ hay một vị đạo sư nào đó mà họ ngưỡng mộ bằng cách quỳ xuống sát đất, đặt trán mình lên chân của vị ấy. Hành động đó không phải là thần quyền, quan liêu hay đế quốc tinh thần mà đơn giản là một tục lệ cung kính cha mẹ và các bậc đạo sư đức cao vọng trọng trong xã hội ngày xưa. Và hành động thiêng liêng đó cũng chính là nguồn gốc của nghi thức Thvay Bongkoum (vái lạy) mà chúng ta biết như ngày nay.
Còn nghi thức vái lạy 3 lần? Có người cho rằng vái lạy 3 lần là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và vị lai; cũng có người cho rằng, vái lạy 3 lần tượng trưng cho ba quả vị Phật: Thinh Văn Giác, Duyên Giác và Chánh Đẳng Chánh Giác, v.v. Lại có người cho rằng, vái lạy 3 lần chính là lễ lạy ba ngôi báu tức Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Tất cả những câu trả lời này đều không sai nhưng không phải là nguồn gốc của nghi thức này.
Trước khi Phật Giáo ra đời, các dân tộc vùng Nam Á (trong đó người Ấn và người Khmer) chủ yếu đều theo Hindu Giáo, trong tôn giáo này dân chúng rất tôn sùng ba vị thần tối cao là Preah Vishnu cùng với Preah Brahma và Preah Shiva mà người Khmer chúng ta gọi chung ba vị là Trimurti (ត្រីមុរតិ - nghĩa là Tam vị). Vậy nên nghi thức vái 3 lạy bắt nguồn từ việc dân chúng vái lễ 3 vị thần này - một lạy tượng trưng cho Preah Vishnu, lạy thứ hai tượng trưng cho Preah Brahma và lạy thứ ba tượng trưng cho Preah Shiva. Nghi thức này được phổ biến trong dân gian từ hàng chục ngàn năm trước - trước khi Phật giáo ra đời rất lâu.
Trimurti (ត្រីមុរតិ ) - Ba vị thần tối cao trong Hindu giáo
Thời đức Phật còn tại thế, mỗi lần chư tăng và dân chúng nghe pháp hay muốn thưa thỉnh việc gì, họ thường chắp tay vái ba lạy rồi thưa hỏi hay ngồi nghe Phật giảng pháp. Đức Phật mặc nhiên chấp nhận cung cách này như là một tục lệ có từ lâu đời của xã hội Ấn Độ. Sâu hơn nữa, đức Phật muốn hoán cải tục lệ ấy thành một trong những bước đầu tu tập của các hàng đệ tử. Tuy vậy Ngài cũng không đặt thành nghi thức lễ lạy mà để tùy tâm các đệ tử.Như vậy, Phật giáo đã tiếp nhận từ Hindu giáo. Trong quá trình truyền bá đạo Phật ra thế giới, nghi thức này đã du nhập vào các nền văn hóa khác nhau. Và mỗi nền văn hóa đều muốn hợp thức hóa nghi thức này, cũng như nhiều tín đồ Phật giáo không muốn thừa nhận "nghi thức thiêng liêng" như vậy lại bắt nguồn từ một tôn giáo khác nên cố gắng đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau.
* Bài viết dựa vào sự hiểu biết cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu xót, mong bạn đọc có sự hiểu biết về văn hóa Khmer góp ý bổ sung trong mục bình luận/comment. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét