Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Tên gọi và ý nghĩa 7 ngày trong tuần của người Khmer

Trong văn hóa của người Việt, các ngày trong tuần không có tên gọi cụ thể, thay vào đó người Việt đặt tên theo thứ tự như thứ hai, thứ ba, thứ tư…riêng ngày chúa nhật (chủ nhật) xuất phát từ “Lord’s day” mà ra.
Khác với cách gọi tên theo thứ tự trong tiếng Việt, các ngày trong tuần (từ chủ nhật đến thứ bảy) trong văn hóa Khmer có tên gọi và ý nghĩa rất rõ ràng. Trong văn hóa Khmer, các tên gọi: Thngai Atitt, Thngai Chand, Thngai Angkear…là xuất phát từ quan niệm của người Khmer cổ, có liên đến hiểu biết của các nhà khoa học Khmer thời ấy về thiên văn và vũ trụ.
Mặc dù khoa học hiện đại cho rằng, thái dương hệ có đến 9 hành tinh, nhưng khoa học cổ đại chỉ chọn ra 7 hành tinh (ngoài trái đất) trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến cuộc sống của con người trên trái đất, đó là: Mặt trời (Preah Atitt), Mặt Trăng (Chand) và 5 ngôi sao tượng trưng cho Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Được biết 7 ngày trong tuần của người Khmer xuất phát từ quan niệm này, đó là: thngay Arthit (ngày mặt trời) ứng với ngày Chủ Nhật; thngay Chhan (ngày Mặt trăng) ứng với Thứ Hai, thngay Angkear (ngày Sao Hỏa) - Thứ Ba, thngay Puth (ngày Sao Thủy) - Thứ Tư, thngay Proheas (ngày Sao Mộc) - Thứ Năm, thngay Sok (ngày Sao Kim) - Thứ Sáu và thngay Sao (Sao Thổ) - Thứ Bảy.
1. Chủ nhật – Thngai Atitt (ថ្ងៃអាទិត្យ):
Trong tiếng Khmer, thngai Atitt có ý nghĩa là ngày của Mặt Trời. Trong tiếng Khmer Cổ, người ta gọi đầu tiên của tuần là Thngai Preah Atitt (từ Preah nghĩa là thần, Atitt nghĩa là Mặt Trời).
2. Thứ hai – Thngai Chand (ថ្ងៃចន្ទ):
Người Khmer gọi ngày thứ hai trong tuần là Thngai Preah Chand có nghĩa là “Ngày thần mặt trăng”, về sau chúng ta gọi ngắn gọn hơn là Thngai Chand.
3. Thứ ba – Thngai Angkear (ថ្ងៃអង្គារ):
Tinh tú thứ 3 trong thái dương hệ mà người Khmer cổ biết đến đó là Sao Hỏa. Nên họ đặt tên cho ngày thứ 3 trong tuần là Thngai Angkear, có nghĩa là “ngày của sao hỏa”.
Theo các nhà chiêm tinh Khmer cổ, Thngai Angkear là ngày đại hung, nên các việc trọng đại trong đời như tổ chức cưới hỏi, xây cất nhà cửa, đi đường xa hay thậm chí là an táng người quá cố…người Khmer thường sẽ tránh tổ chức vào ngày này.
4. Thứ tư – Thngai Puth (ថ្ងៃពុធ):
Một số người nghe tiếng Thngai Puth nhầm tưởng đây là ngày của đức Phật, vì phát âm từ ពុធ (Puth) với từ ពុទ្ធ (Bhut) giống nhau.
Thực ra, Thngai Puth không phải là ngày đức Phật mà là “ngày của sao thủy” – là tinh tú thứ tư trong thái dương hệ mà người Khmer cổ biết đến.
5. Thứ năm – Thngai Prohos (ថ្ងៃព្រហស្បតិ៍):
Tinh tú ứng với ngày thứ năm trong tuần là sao mộc, nên người Khmer cổ gọi ngày thứ năm trong tuần là ថ្ងៃព្រហស្បតិ៍ (Thngai Prohasbat/Prohos) có nghĩa là “ngày của sao mộc”.
6. Thứ sáu – Thngai Sok (ថ្ងៃសុក្រ):
Người Khmer xem ngày thứ sáu trong tuần là “ngày bình an”, Sok có nghĩa là bình an, thngai sok có nghĩa là ngày bình an. Thngai Sok cũng có nghĩa là “ngày của sao kim”,bởi tinh tú ứng với ngày này là sao kim.
7. Thứ bảy – Thngay Saw (ថ្ងៃសៅរ៍):
Ngày cuối cùng trong tuần là gọi là Thngai Saw, có nghĩa là “ngày của sao thổ”.
Bài viết dựa vào sự hiểu biết cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu xót, mong bạn đọc có sự hiểu biết về văn hóa Khmer góp ý bổ sung trong mục bình luận/comment. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh . Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được...