Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Thor Namo và các bước váy lạy trong Phật giáo Khmer

Mỗi khi đi chùa, chúng ta thường thấy ông bà cha mẹ chúng ta niệm "Thor Namo". Vậy các bạn có biết "Thor Namo" chính xác có nghĩa là gì?

“Thor Namo” là một bài kinh kệ Pali biểu lộ sự thờ phụng hay lòng tôn kính của người niệm đến chư Phật, đươc xem là thor Namaska cơ bản nhất mà người Khmer nào cũng nên thuộc. Từ “Namo” là dạng ngắn gọn của câu kinh cầu nguyện sử dụng trong đạo Phật được người Khmer, người Thái và người Myan dùng để bày tỏ sự tôn kính của mình đối với Preah Sammasambudd (đức Phật Thích Ca Mâu Ni).

Đôi khi “Namo” được coi như một lời khấn niệm nếu không đủ thời gian để đọc hết cả câu kinh cầu nguyện dài nguyên bản.

Lời cầu kinh đó biểu thị 3 phẩm chất chính của Đức Phật đó là lòng trắc ẩn, sự trong sạch và sự thông thái. Hầu hết kinh Phật của người Khmer, người Thái và người Myan được viết bằng tiếng Pali (bắt nguồn từ tiếng Phạn cổ, là ngôn ngữ của các tài liệu rất quan trọng và linh thiêng trong đạo Phật, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa phức hợp khác nhau).

Điều đầu tiên mà chúng ta sẽ làm khi bước chân vào một ngôi đền hay một Preah Vehear nào đó là chúng ta sẽ quỳ gối trước tôn tượng đức Phật (chúng ta hãy tâm niệm tôn tượng ấy là hiện thân của Phật) và “Twaii Bangkhom” (vái lạy) 3 lần.

Các dân tộc theo Phật giáo Theravada sử dụng “Twaii" một cách trịnh trọng để thể hiện sự tôn kính và sùng bái của mình đối với Đức Phật. Trong khi quỳ ở tư thế lưng ở trên gót, chúng ta sẽ chắp tay và cúi người cho đến khi chạm sàn nhà, mở lòng bàn tay ra và trán áp sát bên trên hai bàn tay (nhìn hình minh họa)

Lúc này, toàn bộ cơ thể sẽ có 5 điểm tiếp xúc với mặt sàn đó là hai đầu gối, hai tay và đầu. Động tác này được thực hiện 3 lần.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đọc kinh cầu nguyện 3 lần. Cuối cùng, váy lạy 3 lần nữa và sau đó kết thúc.

Nếu có dịp tham quan các chùa chiền Thái Lan và Campuchia, bạn có thể thấy rằng ở một số đền chùa sẽ có một tấm bảng có những lời cầu kinh (là bản phiên âm lại từ tiếng Phạn và thường có bảng dịch tiếng Anh ở dưới) đặt phía trước tượng Phật.

Như đã được đề cập, tiếng Phạn là một ngôn ngữ phức tạp và chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Nên lời cầu kinh tuy ngắn gọn nhưng bao hàm 3 phẩm chất rất cao cả của Preah Sammasambudd của chúng ta.

"Namo tassa Bhagavato
Arahato
Samma sambuddhassa"

Bản dịch tiếng Anh: "I pay homage to the Exalted One
The One who is free from all defilements
The One who is fully self-enlightened".

Bhagavato nghĩa là người đã thấm nhuần những lời răn dạy của kinh Phật.

Arahato nghĩa là người đó là trở thành A La Hán (những người đắc đạo, đạt đến cảnh giới cao nhất của sự sống) và không còn vướng bận những sai lầm nhân gian.

Samma sambuddhassa nghĩa là người đã tự thân tu thành chính quả (đạt đến cảnh giác tối thượng của sự giác ngộ, khai sáng), ý chỉ về Preah Sammasambudd (đức Phật Thích Ca Mâu Ni).


Trong hình hướng dẫn:
Hình trên là nữ, dưới là nam. Thực hiện chu trình 3 lần như vậy xem như đã xong (cả chu trình dài khoảng 2 - 4 phút, tùy người). Với những bước cơ bản này, mình mong tất cả các bạn khi vào chùa đều thực hiện được. Vì đây là Tôn giáo gắn liền với dân tộc chúng ta.
Lưu ý các bạn: Nếu váy lạy các vị Tỳ Kheo hay tăng đoàn, chúng ta cũng thực hiện 3 bước tương tự, nhưng thay lời cầu nguyện bằng lời thăm hỏi đến các ngài. Chỉ thực hiện duy nhất 3 lần váy lạy thôi.

Khổng Seyla

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh . Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được...