Phế tích ngồi đền Brahman giáo (hay Bà La Môn giáo) của người Phù Nam cổ tọa lạc trên một gò đất cao thuộc ấp Lưu Cừ II, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Được khai quật cuối năm 1986 và được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Thường được báo chí đề cập đến với tên "Di tích kiến trúc Lưu Cừ II".
Từ Tp Trà Vinh theo quốc lộ 53 đến ngã 3 Tập Sơn, thay vì rẽ trái về hướng thị trấn Trà Cú, chúng ta đi thẳng về hướng Lưu Nghiệp Anh là có thể đến được nơi Phế tích ngồi đền Brahman giáo cổ. Đây là phế tích một ngôi đền cổ hiếm hoi còn sót lại ở Miền Tây Nam bộ, được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo (thuộc Phù Nam xưa).
Di tích này giờ chỉ còn là phế tích, nhưng nó đã cho thấy dấu vết của một khu cư dân khá lớn đã phát triển và tồn tại từ cách nay nhiều thế kỷ, là minh chứng cho sự phát triển ban đầu về văn hóa, xã hội của cư dân Phù Nam vào những năm đầu công nguyên.
Ảnh: TraVinh.gov.vn
Với những gì còn xót lại, người ta có thể dễ dàng thấy rằng ngôi đền này được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản mộc mạc nhưng khá đồ sộ trên gò đất rộng, cao hơn mặt ruộng xung quanh. Với cấu tạo kiến trúc gồm hai phần chính: kiến trúc bên ngoài và kiến trúc bên trong. Kiến trúc bên ngoài gồm: tường móng kiến trúc bao ngoài, tường móng kiến trúc bao trong và những khối trụ hình vuông. Kiến trúc bên trong gồm: kiến trúc bên ngoài và kiến trúc trung tâm.
Kiến trúc được xây dựng bởi trình độ kỹ thuật khá cao với nhiều loại gạch: gạch hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình khuyết có dạng một vai hoặc hai vai, gạch có đầu cong nhọn về một bên,... Một số viên chạm hình kỹ hà, hình cánh hoa, hình hổ phù.
Theo người dân địa phương, trước khi khai quật di tích này chỉ là một gò đất cao khoảng 5m, cây cối um tùm. Bên cạnh đó là hai cây đa khổng lồ che bóng mát cho miếu Neak Tà do người Khmer nơi đây lập nên. Sau nhiều lần khai quật, ngồi đền được xây dựng sữa chữa và mở cửa đón du khách tham quan đến tham quan.
Theo người dân địa phương, trước khi khai quật di tích này chỉ là một gò đất cao khoảng 5m, cây cối um tùm. Bên cạnh đó là hai cây đa khổng lồ che bóng mát cho miếu Neak Tà do người Khmer nơi đây lập nên. Sau nhiều lần khai quật, ngồi đền được xây dựng sữa chữa và mở cửa đón du khách tham quan đến tham quan.
Với những chứng tích có giá trị của một nền văn hóa lâu đời, phế tích của ngôi đền cổ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1991.
Thông tin: Khổng Seyla
Hình ảnh: Travinh.gov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét