Tony Jaa tên thật của anh là Panom Yeerum (พนม ยีรัมย์, ភ្នំយិរម្យ - từ យិរម្យ là cách người Khmer Surin đọc trại từ ភិរម្យ trong tiếng Khmer phổ thông). Sinh năm 1976, anh đã trải qua một tuổi thơ đầy gian khó trong một ngôi làng nghèo thuộc huyện Phanom Dong Rak (อำเภอพนมดงรัก, ភ្នំដុងរ៉ាក់) tỉnh Surin, Thái Lan. Mặc dù sinh ra, lớn lên và thành danh ở Thái Lan, nhưng cha mẹ anh đều là người gốc Khmer Thượng, mà chúng ta thường gọi là "Khmer Surin". Anh có thể nói được 4 ngôn ngữ, mà rành rẽ nhất vẫn là tiếng Thái và tiếng Khmer.
Cậu bé Yeerum sinh ra trong thời Khmer Đỏ điều hành Campuchia, và vì sống ở biên giới nên cậu rất sợ tiếng súng đạn và thường chạy đi tìm chỗ nấp. Thế nhưng, cậu được cân bằng tình thương nhờ vào 2 cậu bạn là hai chú voi con có tên Hoa (ดอก) và Lá (ใบ). Đối với Jaa, 2 chú voi không chỉ là thú cưng mà chúng còn là thành viên trong nhà. Cũng chính tuổi thơ gắn bó cùng hai chú voi thân thiết đã giúp Jaa sau này lấy cảm hứng cho hai tuyệt phẩm The Protector - xoay quanh câu chuyện tình bạn người và voi.
Lúc nhỏ, Jaa thường rời nhà đi xem chiếu phim ở những sân đất chung trong làng vào buổi tối. Các phim đó hầu hết là phim võ thuật siêu anh hùng Trung Hoa. Giống như bao trẻ thơ khác, các nhân vật trong phim trở thành thần tượng của anh, và anh luôn khao khát được giống như họ. Hằng ngày, cậu thường bắt chước những động tác võ thuật của các thần tượng mọi lúc, mọi nơi.
Năm 10 tuổi, Tony Jaa bắt đầu học quyền cổ truyền cơ bản, mặc dù cha anh cũng là một võ sư, nhưng vì sợ anh lơ là việc học nên ông kô cho anh luyện tập nhiều.
Sau một lần bị bạn bắt nạt, anh dọa tự tử nếu cha không cho vào học các lớp võ chuyên sâu. Sau khi được cha đồng ý, thời gian của anh dành cho việc luyện võ và thiền định mỗi ngày 8 tiếng. Anh tập tới mức di chuyển được chính xác như các bậc thầy (theo lời anh kể lại trên tạp chí Time).
15 tuổi, Tony Jaa tìm đến võ sư nổi tiếng Phanna Rithikarai - một võ sư chuyên đóng thế các cảnh hành động cho các phim điện ảnh Thái. Ở đây, anh được truyền đạt lại hầu hết những chiêu thức tinh hoa của môn võ cổ truyền. Quá mê võ, Tony Jaa đã từng có ý định bỏ học phổ thông để theo nghiệp võ nhưng được gia đình và thầy thuyết phục vừa đi học vừa tập võ. Năm 17 tuổi, Tony trúng tuyển vào Học viện thể dục nghệ thuật. Cùng lúc làm thêm ở các trường quay của võ sư Rithikrai, Tony Jaa dành thời gian luyện Taekwondo, Aikido, Capoeira, Wu Shu, Karbi Krabong, múa kiếm và thể hình. Anh bắt đầu tìm cách để có vai đóng thế, tiếp cận giấc mơ điện ảnh của mình.
Sau khi đóng thế vai trong phim Mortal Kombat 2, anh dần nổi lên với khả năng đánh võ tuyệt mỹ dù ngoại hình không đẹp. Qua các video tự quay thể hiện những cú đá cao ngoạn mục và lối biểu diễn uy lực, anh lọt vào mắt xanh của đạo diễn Pranchya Pinakaew khi ông đang tìm vai chính cho phim Ong-bak.
Cuộc đời của chàng trai nghèo ở vùng biên giới Isan chính thức bước sang một trang mới khi tham gia đóng vai chính trong bộ phim Ong-bak, khi đó anh 27 tuổi.
Ngay sau khi ra mắt vào năm 2003, Ong-bak lập tức gây tiếng vang lớn tại châu Á. Phim có ngân sách ban đầu một triệu USD, mang về doanh thu hơn 20 triệu USD. Ngày 12 tháng 3 năm 2004, Ong Bak được trình chiếu tại Bercy (Paris, Pháp) dành cho giới thương lưu điện ảnh và báo chí. Sau khi phim kết thúc, mọi người đồng loạt đứng lên vỗ tay liên hồi tán thưởng những pha hành động nghẹt thở, phi xảo thuật của anh. Giới báo chí Pháp ngay lập tức đưa Tony Jaa lên trang bìa với lời ca ngợi “Một con rồng châu Á” mới đã xuất hiện. Đạo diễn Pranchya Pinakaew và Tony Jaa (Từ một "đạo diễn vô danh" và một "diễn viên tiểu tốt”) đã một sớm một chiều "phóng" lên hàng “ngôi sao thế giới”.
Sau khi tham gia phần hai của Ong-bak (2008), anh tạm thời gác lại chuyện công danh, về quê tu học theo truyền thống dân tộc tại một ngồi chùa Phật giáo địa phương, rồi tái xuất với dự án The Protector 2 vào năm 2013.
Một điều rất ít người biết đến, anh là một trong số rất ít các ngôi sao võ thuật không sử dụng dây hay diễn viên đóng thế và kỹ xảo ở các pha hành động nguy hiểm. Anh từ chối sử dụng dây cáp, kỹ xảo máy tính hoặc máy quay để tăng cường hành động. Tất cả mọi thứ khán giả nhìn thấy trên màn ảnh là hoàn toàn có thật.
Với bốn tác phẩm đầu tay, anh được người hâm khắp thế giới biết đến. Hiện nay, anh đã kết hôn, thành danh tại châu Á, được Hollywood mến mộ và mời anh làm việc trên trường quay cùng các êkíp tại đây.
Một điều rất ít người biết đến, anh là một trong số rất ít các ngôi sao võ thuật không sử dụng dây hay diễn viên đóng thế và kỹ xảo ở các pha hành động nguy hiểm. Anh từ chối sử dụng dây cáp, kỹ xảo máy tính hoặc máy quay để tăng cường hành động. Tất cả mọi thứ khán giả nhìn thấy trên màn ảnh là hoàn toàn có thật.
Với bốn tác phẩm đầu tay, anh được người hâm khắp thế giới biết đến. Hiện nay, anh đã kết hôn, thành danh tại châu Á, được Hollywood mến mộ và mời anh làm việc trên trường quay cùng các êkíp tại đây.
Ở tuổi 40, với bề dày kinh nghiệm thu được từ hơn một thập kỷ qua giúp Tony tự tin làm việc ở Hollywood nhưng anh vẫn khiêm tốn nói rằng bản thân "đang đi du học" tại phim trường Hollywood.
Bộ phim Hollywood đầu tay mà anh tham gia là Fast & Furious 7, anh phân vào vai Kiệt, một ác nhân làm tay sai của phe phản diện, tìm mọi cách cản trở kế hoạch của nhóm Vin Diesel, đối đầu chính với Paul Walker. Diễn xuất với nhiều pha hành động mạo hiểm, uy lực của anh trong các cảnh nghẹt thở đối kháng với Paul Walker khiến fan hài lòng. Với những gì đang thể hiện, Tony Jaa khẳng định với người hâm mộ khắp thế giới rằng hãy "chờ đợi sự nổi danh của một ngôi sao võ thuật châu Á tại nước Mỹ."
Với những gì đang thể hiện, tài năng, sự khiêm nhường, sự ham học hỏi và tinh thần cầu tiến, anh hoàn toàn xứng đáng là niềm kiêu hãnh của người Khmer tại Hollywood. Kể về tuổi thơ và sự thành đạt của anh giống như kể về một huyền thoại, một huyền thoại cỗ vũ cho tinh thần của một con người dám hi sinh cho giấc mơ của mình.
Khổng Seyla tham khảo, tổng hợp và lược dịch từ các nguồn Wikipedia tiếng Anh, Khmerconnection.com, Asiafinest.com và báo tiếng Việt DânTrí.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét