Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Xe khách Thanh Thủy (Tân Thanh Thủy) - “Hết Lòng Phục Vụ Vì Khách Hàng".

DNTN Thanh Thủy được thành lập vào năm 2001, với hoạt động kinh doanh ban đầu trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn. Nắm bắt được nhu cầu đi lại của người dân Trà Vinh, năm 2003, DNTN Thanh Thủy đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực Vận tải - Du lịch lữ hành để phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch, giao dịch hàng hóa...cho người dân Trà Vinh theo tuyến cố định Trà Vinh - Tp Hồ Chí Minh. Với phương châm “Hết Lòng Phục Vụ Vì Khách Hàng".
Hãng xe Thanh Thủy trang bị nhiều loại xe đời mới bao gồm cả ghế nằm và ghế ngồi để khách hàng lựa chọn. Ngoài xe khách tốc hành thì Thanh Thủy còn sở hữu xe thuê bao, xe vận chuyển hàng hóa, taxi, xe cứu thương từ thiện.
Tại Trà Vinh, Thanh Thủy có xe trung chuyển đưa khách đến nhà tận nơi miễn phí, còn tại thành phố Hồ Chí Minh thì xe sẽ đưa quý khách đến các bệnh viện trên toàn thành phố theo yêu cầu.
Ngoài tuyến xe khách từ Tp. Hồ Chí Minh đi thành phố Trà Vinh, hãng xe Thanh Thủy còn có các chuyến đi huyện như Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải... và ngược lại.
Nhờ chất lượng phương tiện và chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo tốt nhất những quyền lợi và yêu cầu của khách hàng mà xe khách Thanh Thủy rất được người dân đón nhận.
 Xe khách Tân Thanh Thủy - Ảnh Pasoto.com
THÔNG TIN LIÊN HỆ VÀ ĐẶT VÉ:
• Tại Tp.Hồ Chí Minh: Bạn có thể liên hệ các điện thoại: 083.9242526 - 083.9232377 - 0908.000062 - 0913.891063 để đặt chỗ 24/24. Bạn cũng có thể đến quầy giao dịch 276 Trần Phú P.8 Q.5 để đăng ký đặt chỗ trực tiếp.
• Tại Tp.Trà Vinh: Bạn có thể liên hệ các điện thoại: 0743.858687 - 0743.858585 - 0743.767676 - 0908.000053 - 0908.000059 để đặt chỗ 24/24 và cũng có thể để đăng ký đặt chỗ trực tiếp tại quầy giao dịch 93 Trần Quốc Tuấn P3 . TP. Trà Vinh.
• Vận chuyển hàng hóa, giao hàng tận nhà cho khách hàng từ Tp HCM về Tp Trà Vinh, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú thì có thể liên hệ số điện thoại 0743.858595 (Trà Vinh) và 089.235644 - 083.8368458 (Tp.HCM)
LỊCH KHỞI HÀNH HÀNG NGÀY
• Từ TpHCM về Trà Vinh, xe hoạt động từ, 05h00’ đến 22h hàng ngày, trung bình 30 phút khởi hành một chuyến.
• Từ Trà Vinh đi TpHCM, xe hoạt động từ 00h đến 18h, trung bình 60 phút khởi hành một chuyến.
Tổng hợp
Hình ảnh: Pasoto.com
Cập nhật ngày 27.10.2016

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Công viên tượng đài thành phố Trà Vinh

Nằm ngay cửa ngõ thành phố, công viên Tượng đài Tp Trà Vinh được xây dựng lại và đi vào hoạt động vào đầu năm 2014 nhằm tạo mảng xanh cho thành phố và là nơi vui chơi, sinh hoạt cho người dân.
Tượng đài - Ảnh: travinh.gov.vn
Là một phần của bộ mặt thành phố nên công viên Tượng đài được đầu tư xây dựng khá đẹp, sạch sẽ và hiện đại. Tuy nhiên vì là công viên mới, cây xanh chưa bao phủ nên ban ngày chưa phải là nơi lý tưởng để đến vui chơi thư giãn. Người dân Trà Vinh thường đến đây vào buổi chiều và tối, họ ngồi đọc sách, tản bộ, tham gia các hoạt động thể thao hoặc đơn giản ngồi ngắm nhìn các dòng người và xe đi lướt.
Đặc biệt nơi đây có một công trình văn hóa thấm đẫm tính nhân văn, đó là tượng đài toàn dân đoàn kết nổi dậy lập công bằng chất liệu bê tông - đồng - đá, cao 25m, được xây dựng hoàn thành năm 2000 do nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng (Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM) thiết kê. Đây là nơi chuyển tải một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, nơi truyền thống đoàn kết 3 dân tộc anh em cùng nhau đánh giặc giữ nước của quân và dân Trà Vinh được giới thiệu bằng biểu tượng cô đọng, đồng thời cũng là nơi sinh họat, vui chơi giải trí của nhân dân.
Công viên tượng đài về đêm - ảnh: travinh.gov.vn
Với ý nghĩa lịch sử sâu sắc thể hiện qua phần kiến trúc, có thể nói rằng Công viên Tượng đài Trà Vinh đã trở thành một công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, là quảng trường để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ có dịp họp mặt gặp gỡ, ôn lại lịch sử oanh liệt của tỉnh nhà, khẳng định quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, thực hiện việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm vui chơi, giải trí, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị của thành phố trẻ nhưng văn minh hiện đại trong tương lai.
Thông tin bởi: Khổng Seyla.
Hình ảnh: travinh.gov.vn

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Chùa Kampong Chrey (Chùa Hang) - Nơi hành hương và điểm du lịch "đáng đến" nhất Trà Vinh

Chùa Kompong Chrey (còn gọi chùa Hang) tọa lạc thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Trà Vinh 5 km và cách chợ Châu Thành khoảng 3km theo đường quốc lộ 54. Theo báo ANTĐ thì trong số những danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng ở Trà Vinh, chùa Kampong Chrey có lẽ là nơi đáng đến nhất ở Trà Vinh.
Chùa Hang - Điểm du lịch đáng đến nhất Trà Vinh.
Ảnh: dulich24
Chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1637 và đã trải qua 22 đời trụ trì. Từ "Kampong Chrey" có nghĩa là "Bến Cây đa", vì ngày xưa nơi đây là một bến đò bên gốc cây đa cổ thụ. Sau này khi quốc lộ 54 mở rộng, nhà chùa xây thêm một cổng phụ ven quốc lộ, cổng được xây theo kiểu tam quan với kiến trúc vòm cuốn, tường rất dày, dài 12 m, có 3 đường hầm giống như cái hang nên dân gian gọi là "Chùa Hang".
Dân gian gọi "Chùa Hang" vì cổng phụ xây giống 3 cái hang
Cổng chính Kampong Chrey hướng ra phương đông. Phía trên khắc tượng Phật nhập Niết Bàn dưới gốc cây Sala. Hai bên là hai tượng chằn Yeak to bằng người thật làm nhiệm vụ canh cổng bảo vệ Phật pháp, chư Tăng và những ai nguyện noi theo Thành tựu pháp.
Điểm nhấn chính và quan trọng nhất trong toàn bộ khuôn viên chùa là tòa chính điện, đây là một công trình đồ sộ được xây trên nền cao 3m, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn, họa tiết Khmer độc đáo. Mái của chính điện là một kiến trúc phức tạp kiểu tháp Mondop với cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau làm nên khoảng không gian cao vút. Ở các đầu cột bên ngoài đều có các thiên thần Keynor và Krud dang đôi tay chống đỡ mái, vừa có tác dụng làm đẹp vừa có tác dụng phụ trợ nâng đỡ.
Bên trong chính điện là hai hàng cột trụ cao lớn sơn màu vàng ánh trông rất uy nghi, hai bên tường là những bức họa về cuộc đời Đức Phật, ở giữa là điện thờ kim thân Đức Phật Thích Ca to lớn đặt trên cao, phía dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn trong nhiều tư thế khác nhau.
Một công trình nhỏ nhưng độc đáo khác là cột cờ trung tâm được thiết kế theo hình tượng 4 con rồng Naga 7 đầu (rồng Meachalin) cuộn đuôi vào nhau, đây là linh vật tổ và cũng là vị thần hộ pháp theo quan niệm Phật giáo Khmer. Bên dưới cột cờ là một hồ nước nhỏ nuôi nhiều loại cá kiểng như: cá tai tượng, baba, cua đinh và một số cá khác.
Theo lời kể của các bô lão thì ngày xưa chùa có một thư viện 2 tầng, cất giữ nhiều sách quý và trong khuôn viên chùa cũng có rất nhiều chim cò và dơi sinh tụ. Nhưng bom đạn chiến tranh đã làm chùa hư hại rất nhiều, đặc biệt cuộc chiến tết Mậu Thân (1968) đã làm thư viện 2 tầng đổ nát, sách quý bị thiêu trụi, đàn chim - cò - dơi bay đi mất hết. Chiến tranh đi qua, chùa đã hồi sinh, ngày nay đã có nhiều loại chim cò trở lại "nương tựa Phật", nhưng không thể sánh được như xưa và đàn dơi không quay về nữa.
Một điểm đặc biệt nữa thu hút du khách đến với chùa Kampong Chrey là xưởng điêu khắc gỗ thủ công. Bằng đôi bàn tay tài hoa của mình, các nghệ nhân Khmer đã biến những bộ gốc cây cổ thụ thành những tác phẩm nghệ thuật quý giá, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước thích thú tán thưởng. Từ khi "mở xưởng" cho đến nay, chùa đã tạo ra hàng ngàn các tác phẩm, có những tác phẩm "theo chân du khách" ra nước ngoài. Không chỉ vậy, nơi đây cũng là lớp dạy nghề cho các sư trẻ và các thanh niên có năng khiếu nghệ thuật, nhà chùa đã đào tạo hàng chục học viên lành nghề, nhiều người trong số họ đã thành đạt với nghệ thuật điêu khắc gỗ.
Xưởng điêu khắc gỗ chùa Hang - ảnh: Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Ngoài là điểm hành hương và tham quan du lịch nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh, chùa Kampong Chrey còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer nơi đây. Bởi chùa không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, mà còn là nơi tu dưỡng đạo đức cho các thanh niên và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc Khmer.
CLIP TOÀN CẢNH CHÙA HANG:

Thông tin bởi: Khổng Seyla

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Chùa Sambua - Ngôi chùa Khmer cất giữ 2 "bí mật chưa có lời giải"

Chùa Sambua tọa lạc tại ấp Trà Khao, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; được xây dựng vào năm 373 SCN, là một trong số ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất tỉnh Trà Vinh, được xây dựng trước cả chùa Âng nổi tiếng ở ao Bà Om (thành phố Trà Vinh).
Ban đầu, chùa có tên gọi Samborransi, nghĩa là Phú Quang. Về sau, do người dân đọc chệch từ Sambo thành Sambua và vì quen miệng nên chùa được gọi là Chùa Sambua cho đến ngày nay.
Chánh điện chùa Sambua được trùng tu lại từ năm 1998
Chùa được xây dựng trên một khuôn viên rộng khoảng 42.000 m². Cũng như các ngôi chùa Khmer khác, chùa Sambua được xây dựng theo kiểu Khmer truyền thống. Và dù đã trãi 4 lần đại tu, nhà chùa vẫn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc ban đầu với những mái ngói cong vút lên trời, những con rồng Naga nằm dài trên hai lớp mái nhọn, những vị thần Krud và các thiên thần Keynor dang tay nâng đỡ mái hiên đồ sộ.
Tòa chính điện cao 29m, ngang 13m và dài 26m, tuy không quá hoành tráng như những ngôi chùa Khmer khác nhưng chính điện chùa Sambua có đến 12 hàng cột ở trong và 14 cửa sổ xung quanh, khi bước chân vào quỳ dưới chân kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ta sẽ cảm giác mát rượi, thư thái và trang nghiêm đến lạ.
Tượng 2 con rồng Naga khổng lồ trong khuôn viên chùa
Ngoài chính điện là điểm nhấn chính, chùa còn có tăng sá, học đường, thiền đường, và nhà khách...mỗi công trình đều khoác trên mình một nét đẹp cổ kính. Trong khuôn viên rộng lớn của chùa còn rải rác những ngôi mộ tháp (Prasat Chetei) với tượng thần Brahman bốn mặt trên đỉnh, đây là nơi cất giữ hài cốt, có mộ tháp của các vị trụ trì đã viên tịch, mộ tháp của các vị sư và mộ tháp của các Phật tử bổn sóc đã qua đời.
Tượng Đức Phạm Thiên và Brahma hộ tống Đức Phật trở về từ cõi trời 

 Bên trong cổng chính chùa Sambua
Theo các nguồn tin từ báo chí thì hiện nay chùa Sambua còn cất giữ hai “bí mật” chưa có lời giải. Thứ nhất là chiếc bia bằng đá xanh, mà nhiều người phỏng đoán (có lẻ) nó có vào khoảng đầu công nguyên, được phát hiện chôn dưới cầu thang chính điện vào năm 1998 trong đợt đại tu chùa gần đây nhất. Bia đá này dài khoảng 1,7m, ngang khoảng 4,8cm, có độ dày khoảng 0,9cm và nặng khoảng nữa tấn. Hai đầu bia có 2 mấu dài khoảng 10cm. Mặt chính của bia đá có khắc hàng chữ Sanskrit với nội dung là "Do nhờ ánh sáng phát ra từ một nghìn cái miệng của Chúa Rồng (Naga) đến quét sạch chất nhơ". Căn cứ vào nội dung của bia đá này thì Một nghìn vị Chúa Rồng đã đến tỏa ánh sáng để quét sạch chất nhơ, bảo vệ toàn bộ Phật tử sống trong khu vưc này, thế nên chùa mới có tên là Chùa Samborransi tức là Phú Quang.
Trước đó, năm 1980, chùa phát hiện một bức tượng Phật bằng đất sét cao khoảng 0,6m, được điêu khắc theo phong cách Khmer vẫn chưa có được giải mã. Hiện nay, nhà chùa đã cho sơn son thếp vàng rồi cất kỹ trong một căn phòng đặc biệt với luật lệ nghiêm ngặt không ai tiếp cận được nhằm bảo quản tốt tượng cổ.
Thông tin bởi: Khổng Seyla
Hình ảnh: Sang Suphat
Ghi chú thêm:
Nội dung trên bia đá viết thành chữ Khmer hiện đại: ភោគីន្ទ្រាស្យ សហស្រនិស្សត ចលជ្ជិហ្មាត ទិច្ចុម្វិត (Bhogintreasya sahasranissata calajjihmata ticcumbita).

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh . Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được...