Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Đế quốc Khmer là một trong 10 đế chế hùng mạnh, hưng thịnh nhất trong lịch sử loài người

Người Khmer từng là một đại dân tộc hùng mạnh, là ánh hào quang của cả Châu Á một thời. Đế quốc Khmer cũng được đề xuất là một trong 10 đế chế hùng mạnh và hưng thịnh nhất trong lịch sử loài người.

Sự tồn vong của các đế quốc đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế quốc ra đời trong danh sách này đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới (ngoại trừ Đế quốc Mỹ). Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế quốc đúng nghĩa nữa, ít nhất là một cách chính thức.

Trong danh sách dưới đây sẽ không có đế quốc Mãn Thanh, đế quốc Nga hay đế quốc Napoleon vì trong danh sách này chỉ chọn ra 10 đế chế có sự hùng mạnh, sự hưng thinh giàu có và nhất là thời gian tồn tại của đế quốc đó. Danh sách dưới đây được liệt kê theo trình tự thời gian từ khi hình thành đến kết thúc của từng đế chế:

1. Đế quốc Macedonia (từ 800 TCN – 146 TCN)
Đế chế Macedonia là tên một vương quốc cổ ở phía bắc của Hy Lạp, có biên giới phía tây với vương quốc Epirus và lãnh thổ Thrace ở phía đông.

Vương quốc này đã từng là một cường quốc trong lịch sử ở khu vực Cận Đông sau khi mà Alexandros Đại đế chinh phục hầu hết các nước lớn trên thế giới, bắt đầu hình thành Thời kỳ Hy Lạp hoá trong lịch sử Hy Lạp.

Vua xứ Macedonia Alexandros Đại đế được đánh giá là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử.

2. Đế quốc Ba Tư (550 TCN – 1979 SCN)
Toàn bộ các đế chế Babylon, Akkadians, Assyria, Sumer, Hitites, Bactrians, Scythia, Parthia, Mê-đi, Elamites, Ai Cập, Ethiopia ...trước khi bị người La Mã xâm chiếm đều là lãnh thổ thuộc về đế quốc Ba Tư.

Họ về cơ bản thống nhất toàn bộ Trung Á trong đó bao gồm rất nhiều nền văn hóa khác nhau, các vương quốc, đế quốc và các bộ tộc. Đế chế Ba Tư là đế quốc lớn nhất trong lịch sử cổ đại.

Ở đỉnh cao quyền lực của mình dưới thời Cyrus Đại Đế, đế chế bao trùm khoảng 8.000.000 km2 và kéo dài ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Âu.


Vào thời kỳ huy hoàng năm 480 trước công nguyên, đế chế Ba Tư chiếm tới 44% dân số thế giới

3. Nhà Hán (206 TCN – 220 SCN)
Nhà Hán là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần.

Lãnh thổ Nhà Hán thời cực thịnh (các mảng màu)

Đối với nhiều người Trung Quốc, thời gian trị vì của nhà Hán, kéo dài 400 năm, là một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc.

Có nhiều ý kiến cho rằng, hai đế chế cùng thời với nhau là nhà Hán và Đế quốc La Mã là hai siêu cường của thế giới.

4. Đế quốc La Mã (27 TCN – 1453 SCN)
Đế chế La Mã không chỉ là một trong những đế chế nổi tiếng nhất mà còn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử. Nó kéo dài từ năm 27 trước công nguyên - năm 1453 sau công nguyên. Tổng cộng, triều đại này tồn tại trong khoảng thời gian 1.480 năm.

Đế chế này mở rộng lãnh thổ ra cả vùng đất của Italy hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải.

Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế La Mã trải dài trên diện tích 2,51 triệu dặm vuông. Đây là đế chế lớn thứ 19 trong lịch sử

Đế chế Tây La Mã bước vào thời kỳ đỉnh cao nhất là năm 476 trước công nguyên khi lật đổ được ách thống trị của Hoàng đế Romulus Augustus.

Đế chế Đông La Mã tiếp tục bước vào thời kỳ hào quang kể từ sau năm 476 sau công nguyên. Nó được các sử gia ngày nay gọi là Đế chế Byzantine. Trong khoảng thời gian từ năm 1341 trước công nguyên - 1347 trước công nguyên. Sau đó, đế chế Ottoman đã lật đổ được đế chế La Mã vào năm 1453 trước công nguyên.

5. Đế quốc Khmer (802 - 1431)
Có rất ít thông tin về đế chế Khmer tuy nhiên thành phố ở Angkor được cho là đầy cảm hứng và là một phần dẫn đến ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat - một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Quần thể kiến trúc Angkor (Angkor Thom và Angkor Wat) là một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới, một cố đô ngàn năm có diện tích tương đương với thủ đô London hiện nay.
Vào thời kỳ hưng thịnh của mình, cố đô Angkor là trung tâm của một thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ tiền công nghiệp. Livescience khẳng định đây là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.

Đế chế Khmer bắt đầu vào khoảng năm 802 trước công nguyên khi vua Jayavarman II tuyên bố bản thân là quốc vương trong khu vực mà bây giờ gọi là Campuchia. Đế chế này tồn tại suốt 629 năm và bị lụi tàn vào năm 1431.

Công trình Angkor Wat được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của đế chế Khmer

Hầu hết, các triều đại của đế chế này đều thực hiện những cuộc chiến tranh để bảo vệ và mở rộng lãnh thổ. Angkor trở thành nơi đóng thành trì của đế chế này vào nửa cuối triều đại. Sau đó, những nền văn minh lân cận đã chiến đấu để kiểm soát Angkor khi quyền lực của đế chế Khmer bắt đầu suy yếu.

Người ta đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về việc suy tàn của đế chế Khmer. Một số học giả cho rằng, một vị vua đã thông qua Phật giáo tiểu thừa để thống trị đất nước, dẫn đến sự suy yếu của hệ thống quản lý, khiến đế chế này bị diệt vong. Số khác lại cho rằng, vương quốc Thái Lan Sukhothai đã chinh phục Angkor vào những năm 1400. Trong khi nhiều nhà khoa học khẳng định đế chế này bị tiêu diệt do biến đổi khí hậu làm cho đất đai thoái hóa, hạn hán kéo dài và dịch bệnh tràn lan.

6. Đế quốc La Mã Thần thánh (962 – 1806)
Đế chế La Mã thần thánh (Holy Roman) tồn tại từ năm 962 trước công nguyên - 1806 trước công nguyên. Lãnh thổ của đế chế này chủ yếu bao gồm khu vực trung tâm châu Âu, đặc biệt là phần lớn nước Đức. Đế chế này được khai sinh kể từ khi Otto I tuyên bố là vua của nước Đức. Sau này, ông được mọi người biết đến là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã thần thánh.


Otton I Wittelsbach là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã thần thánh
Đế chế La Mã thần thánh được tạo thành từ khoảng 300 vùng lãnh thổ. Sau “cuộc chiến tranh 30 năm” diễn ra vào năm 1648, đế chế này bị phân chia và tách ra thành nhiều quốc gia độc lập. Năm 1792, Pháp cũng nổi dậy.

Năm 1806, Napoleon Bonaparte đã lật đổ hoàng đế cuối cùng của Đế chế La Mã thần thánh là Francis II khiến ông phải thoái vị. Sau đó, khu vực này được tổ chức lại giống như Liên bang sông Rhine.

7. Đế quốc Ottoman (từ 1299 – 1923)
Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu với diện tích khoảng 5,6 triệu km vuông và nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ.

Mặc dù có những khác biệt nhưng đế chế này quản lý các vùng thuộc địa phát triển thịnh vượng trong suốt 624 năm.

Khởi phát của đế chế Ottoman là một quốc gia nhỏ bé sau khi Đế chế Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này.

Sau đó, đế chế Ottoman ngày càng mở rộng lãnh thổ thông qua hệ thống tư pháp, giáo dục, quân sự mạnh mẽ cũng như sở hữu phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo. Lạm phát, cạnh tranh và thất nghiệp là những nhân tố then chốt khiến đế chế Ottoman sụp đổ.

8. Đế chế Mông Cổ (Thế kỉ 13 – Thế kỉ 14)
Đế quốc Mông Cổ tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Khởi đầu bằng những cuộc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rải rác của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông đã phóng tầm nhìn của mình đến Trung Quốc và các vùng đất phía Tây.


Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206
Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông.

Ở thời kỳ cự thịnh, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất), và thống trị 100 triệu thần dân. Vào thời kỳ đại cực thịnh, đế quốc Mông Cổ có diện tích lên tới 24.000.000 km2.

Kỵ binh Mông Cổ thời đó được coi là một lực lượng chiến đấu vô cùng dũng cảm và tàn nhẫn, hình ảnh của người Mông Cổ được khắc họa tàn bạo và man rợ nổi tiếng trong lịch sử. Đế quốc Mông Cổ suy yếu không lâu sau đó vì những yếu kém trong việc quản lý một vùng lãnh thổ quá rộng lớn và đa văn hóa.

9. Đế quốc Bồ Đào Nha (1415 - 1999)
Đế quốc Bồ Đào Nha là đế quốc ra đời sớm nhất và kéo dài nhất trong lịch sử những đế quốc thực dân Châu Âu, kéo dài gần 6 thế kỉ, bắt đầu từ vụ chiếm Ceuta năm 1415 đến cuộc giao trả Ma Cao cho Trung Quốc Đại Lục năm 1999.

Đây là đế chế “phủ sóng” toàn cầu đầu tiên trong lịch sử, trải dài 4 châu lục (bắt đầu vào năm 1415 khi người Bồ Đào Nha chinh phục được Cueta - một thành phố Hồi giáo ở Bắc Phi. Sau đó, họ tiếp tục mở rộng lãnh thổ ở châu Phi, Ấn Độ, châu Á và cuối cùng là châu Mỹ).

Sau Chiến tranh thế giới II, nhiều nước châu Âu đấu tranh thoát khỏi sự cai trị của đế chế Bồ Đào Nha. Mãi cho đến năm 1999, Bồ Đào Nha đã mất quyền kiểm soát Macau về tay Trung Quốc, báo hiệu sự kết thúc của đế chế hùng mạnh này.

10. Đế quốc Mỹ (1776 - ?):
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.

Theo VTC News, tạp chí điện tử Ngày nay Online và trang mạng điện tử Chungta
* Tiêu đề và mục giới thiệu đã được đặt lại

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Apsara - cốt cách văn hóa và tâm hồn Khmer

Apsara Dance – Nghệ thuật múa cung đình truyền thống của người Khmer, điệu múa đã được Unessco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại, đến nay đã được coi là tài sản, linh hồn của đất nước của Campuchia.


Apsara là điệu múa cổ điển, êm ái nổi tiếng về sự thanh nhã, cao quý, với các tư thế mềm mại, cử chỉ dịu dàng. Vũ điệu đắm say này xuất hiện từ khoảng 2000 năm trước, có nguồn gốc từ các nhân vật Apsara trong truyền thuyết Hindu giáo, là những nàng tiên chuyên múa hát cho các vị thần. Khi các nàng đùa giởn, múa hát, vạn vật sinh sôi nảy nở, tình yêu và long hoan hỉ được tưới tắm khắp nhân gian.

Vẻ đẹp tuyệt trần và điệu múa của nàng có sức mê hoặc đến nỗi giữa lúc cuộc chiến giành lấy bình cam lồ giữa các chư thần và ác quỷ đang diễn ra ác liệt, ác quỷ phải mềm lòng và sau đó bị đẩy lui, hòa bình được lập lại trên toàn nhân loại. Từ huyền thoại đó, tổ tiên Khmer đã sáng tạo nên vũ điệu thanh nhã và cao quý phục vụ trong các triều đại vua chúa Khmer và được bất tử hóa trong những đền tháp bằng hàng ngàn tuyệt phẩm điêu khắc đá sống mãi với thời gian. Đã hai ngàn năm đã trôi qua, và chắc chắn điệu múa thanh nhã này sẽ sống mãi cùng dân tộc.

Dù Apsara xuất hiện trong hầu hết văn hoá của các nước Đông Nam Á lục địa, nhưng thế giới chủ yếu biết đến Apsara trong biểu tượng của dân tộc Khmer, đây là điệu múa mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức khi đặt chân đến "Srok Khmer".


Nga Trà Vinh

Đại lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo Khmer

Sau ba tháng an cư theo truyền thống Phật giáo, chư Tăng khắp nơi giờ được phép đi lại và thọ nhận y mới. Truyền thống đó được gọi là đại lễ dâng y Kathina (lễ Kathina - Bun Kathina Tean).

Lễ Kathina được Cộng đồng Khmer tổ chức sau khi kết thúc mùa Preah Vassa hay Vassavàsa (an cư kiết hạ) và trước ngày lễ hội Ok Om Bok cổ truyền. Tức trong khoảng thời gian 29 ngày, kể từ ngày 16 keh Asuch đến ngày 15 keh Kadhek (đọc là Kađất) theo Phật lịch (ngày 16/9 đến 15/10 âm lịch).

Theo truyền thống của Phật giáo Khmer, ban trị sự chùa và các vị tăng sĩ sẽ họp bàn và ấn định một ngày cụ thể rồi thông báo cho hàng Phật tử bổn Sok (chúng ta gọi là Buddha Borisath Chomnong chueng wat) biết để tiến hành ngày làm lễ Kathina.

Các thiếu nữ xếp thành hai hàng, tay cầm bình hoa lấp lánh chuẩn bị dâng len chùa
ảnh: Phật tử Việt Nam chụp tại chùa Giồng Lức (Trà Vinh)

Đối với dân tộc Khmer, các vị sư sãi luôn được hiểu là đại thể của tất cả tăng đoàn truyền thừa giáo pháp. Nên đại lễ kathina có một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia, đồng thời đại lễ còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả tăng sĩ và Phật tử tại gia luôn nhớ và trân trọng tấm lòng của đàn tín. Vì thế đại lễ kathina được xem là một lễ hội thiêng liêng, được tổ chức rất tôn nghiêm, long trọng.

Nghi thức Thaksin 3 vòng quanh chánh điện

Toàn cảnh nghi thức Thaksin trong lễ dâng y Kathina chùa Kompong Chrey (chùa Hang)
ảnh: Báo Trà Vinh

Sau khi ấn định ngày cụ thể, gia chủ và nhà chùa sẽ thực hiện các nghi lễ trong 2 - 3 ngày (thường là 2 ngày). Ngày thứ nhất, gia đình thỉnh chư tăng đến để tụng kinh và cầu an lành cho gia chủ và cư dân Phum Sok. Ngày thứ hai được xem là ngày hội đông vui nhất của ngày lễ Kathina. Các Phật tử bổn Sok sẽ tổ chức đưa rước Kathina quanh Sok của mình để mọi người được biết và được hưởng chung sự an lành mùa lễ, làm cho ngày lễ Kathina thực sự là một thắng duyên cho cả Phật tử và Chư tăng.

Quang cảnh dâng y Kathina trong chánh điện Chùa Khmer ở HN
Ảnh: Phật tử VN

Vật phẩm dâng lên trong lễ Kathina, ngoài y cà sa (là lễ vật truyền thống quan trọng nhất), Phật tử còn dâng lên chư tăng các lễ vật cần thiết khác để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với đại thể tăng đoàn.

Đi kèm đám rước Kathina là đội trống Pleng Pinpeat (nhạc Ngũ Âm) đoàn Jayam, Robam và hàng trăm cây bông được trang trí bằng những sợi dây nhựa lấp lánh theo bước chân của Phật tử bổn Sok. Những thiếu nữ được chọn xếp thành hai hàng, trong tay cầm bình hoa lấp lánh đi cùng đoàn trước khi về chùa dâng lên tăng sĩ. Vì có nhiều bông trong đám rước nên người Việt đôi khi nhầm lẫn gọi lễ Kathina của người Khmer là lễ Dâng bông (đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng, hi vọng mình sẽ có thời gian để phân tích về vấn đề này trong status khác).

Đại lễ kathina đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, đồng thời cũng là dịp để hàng phật tử xuất gia và tại gia tri ân công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạo tác duyên nghiệp trở thành những thắng duyên trong Phật pháp. Mỗi mùa an cư kiết hạ qua đi là người Khmer lại nhớ về đại lễ kathina như một hạnh nguyện lớn trong cuộc đời mình.

Xin tất cả con cháu Khmer hãy luôn nhớ, gìn giữ và tự hào về nền Văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Ngày nào con cháu Khmer còn nghĩ đến đại lễ kathina, còn kính trọng Phật Pháp và đại thể tăng đoàn thì Phật giáo Khmer sẽ còn hưng thịnh và dân tộc cũng sẽ vững bền.

Ghi chú:
Keh Asuch (đọc là ÀSếch): Tháng thứ 11 theo lịch Khmer
Keh Kadhek (đọc là Kađất): Tháng thứ 12 theo lịch Khmer

Ảnh: Nhiều nguồn
Nội dung: Khổng Seyla

Do kiến thức và tài liệu tham khảo ít ỏi, các nội dung của mình viết chỉ mang tính lược khảo để các bạn tìm hiểu thêm về văn hoá của dân tộc Khmer. Mình rất mong nhận được sự góp ý bằng thiện chí của tất cả!

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh . Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được...