Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh. Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được thiết kế sang trọng với phòng ốc và trang thiết bị hiện đại mang đến sự an tâm - thoải mái cho thân nhân và bản thân bệnh nhân khi đến khám và chữa bệnh.
Trong suốt thời gian từ ngày thành lập đến nay, bệnh viện Đa khoa Minh Tâm luôn được biết đến như là một địa chỉ khám chữa bệnh lý tưởng trong tỉnh Trà Vinh; đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt về khả năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, đội ngũ y bác sĩ luôn giữ thái độ lịch sự, mỉm cười thân thiện, nhiệt tình và quan tâm đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh đúng như phương châm của ngành "lương y như từ mẫu".
Chất lượng khám, chữa bệnh luôn là tiêu chí hàng đầu của bệnh viện đa khoa Minh Tâm. Hầu hết các bác sĩ của bệnh viện là những bác sĩ giỏi đã có nhiều năm cống hiến ở các bệnh viện lớn, bệnh viện công lập hoặc là các giảng viên ở các trường đại học y dược có kinh nghiệm khám chữa bệnh đạt chất lượng cao nên bênh viện Minh Tâm được hầu hết người dân tin tưởng lựa chọn.
Khoa khám bệnh của bệnh viện được xây dựng theo một quy trình khép kín từ khâu nhận bệnh, khám bệnh, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cùng với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập từ các thương hiệu nổi tiến giúp các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Minh Tâm bao gồm nhiều khoa khác nhau: Khoa cấp cứu, Khoa nội tổng hợp, Khoa ngoại tổng hợp, Khoa sản, Khoa tiêu hóa, Khoa tiết niệu, Khoa chấn thương chỉnh hình, Khoa Tai – Mũi – Họng, Khoa gây mê phẫu thuật, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa xét nghiệm, Trung tâm lọc máu, Khoa dược. Trong đó, khoa khám bệnh được coi là một trong những khoa có quy mô rộng và được xây dựng theo quy trình khép kín bảo đảm chất lượng hoạt động tốt nhất của bệnh viện. Với hệ thống X-Quang kỹ thuật số có độ nhạy cao gấp 10 lần X-quang thông thường cho hình ảnh nhanh, chính xác bằng phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để biết thêm thông tin về BVĐK Minh Tâm vui lòng liên hệ:
– Địa chỉ: số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
– Email: bvdkminhtam@gmail.com
– Hotline: 0294.6.25 19 19
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh viện Đa khoa Minh Tâm tại: minhtamhospital.com.
Tổng hợp thông tin bởi TRAVINHNET.com
Nguồn ảnh: trang nhà minhtamhospital.com

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Xe taxi Thanh Thủy Trà Vinh.

Taxi Thanh Thủy là một thương quyền của DNTN Thanh Thủy với thị trường hoạt chủ yếu là tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận.
Với bề dày hơn mười năm kinh nghiệm phục vụ hành khách cùng tiêu chí “ Hết lòng phục vụ vì khách hàng”, taxi Thanh Thủy luôn chiếm được cảm tình và sự tín nhiệm của khách hàng địa phương và du khách phương xa.
Với mong muốn mang đến cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo với chi phí tiết kiệm và tiện lợi nhất, taxi Thanh Thủy không ngừng mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa hình thức thanh toán, khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Thanh Thủy có thể lựa chọn thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thanh toán trọn gói theo tháng hay dài hạn (đối với khách hàng hợp đồng dài hạn).
Đội ngũ nhân viên điều hành và lái xe taxi Thanh Thủy được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT, thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp và cung cách phục vụ khách hàng.
Tại Trà Vinh, taxi Thanh Thủy luôn là hãng đi đầu cả về chất lượng dịch vụ và số lượng xe phục vụ khách hàng, với các dòng xe hiện đại - chất lượng cao.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 93 Trần Quốc Tuấn, phường 3, thành phố Trà Vinh.
Điện thoại: 0294. 3868686.
Thông tin bởi: TRAVINHNET.com

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Tại sao Phật giáo Khmer không ăn chay?

Bàn về quan niệm ăn chay cùng xuất xứ của nó hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Mà rõ rệt nhất là sự khác biệt giữa Phật giáo Khmer (theo truyền thống Nguyên thủy) không có quan niệm ăn chay và Phật giáo Cách tân Đại thừa chủ trương ăn chay. Và vì sự không hiểu nhau, đã làm nhiều người cảm thấy lạ và thậm chí "sửng sốt" khi thấy một vị sư Khmer thọ thực.
Trong bài viết này, tôi sẽ không bàn về sự đúng sai mà chỉ phân tích Quan điểm về ăn chay của Phật giáo Nguyên Thủy, cụ thể là Phật giáo Khmer để chúng ta hiểu hơn về Văn hóa đặc trưng của nhánh tôn giáo này.
Ảnh minh họa - Nguồn: daophatngaynay.com
1. Ăn chay có tự bao giờ?
Việc thực hành ăn chay là một nét đặc thù của Phật Giáo Cách tân Đại Thừa Trung Hoa, bắt đầu từ thời Hòa Thượng Vân Thê Châu Hoằng (1565-1615), vào triều đại nhà Minh, và do người Việt nằm trong dòng chảy Văn hóa Trung Hoa nên đã tiếp nhận tất cả những tinh hoa Phật giáo của người Trung Hoa. Trước đó Phật Giáo Trung Hoa cũng không đặt vấn đề ăn chay - mặn là việc quan trọng cho sự tu hành. Và cũng cần lưu ý rằng, trong 227 giới của tỳ kheo (Phái Nguyên Thủy), 250 giới của tỳ kheo (Phái Cách tân) không hề có giới nào cấm ăn thịt.
2. Quan niệm về vật thực trong Phật giáo Nguyên thủy:
Thời còn tại thế, Đức Phật và chư tăng đi khất thực, thập phương bá tánh cúng dường thức ăn gì thì các ngài thọ thức ấy không phân biệt chay với mặn. Theo Phật giáo Nguyên thủy, việc ăn chay không có mặt trong thời Đức Phật tại thế và chính Đức Phật cũng không thực hành việc ăn chay. Do đó, Phật giáo Nguyên thủy chủ trương ăn cách nào cũng được, tuỳ duyên trong ăn uống sao cho có đủ sức khoẻ để hành trì giáo pháp. Phật giáo Nguyên thủy không đặt thành vấn đề ăn chay, ăn mặn vì “sự giải thoát không phải do nơi ăn, mà là do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân - khẩu - ý”.
 Ảnh minh họa - Nguồn: Nga Tra Vinh
Bữa ăn hàng ngày của chư tăng tùy thuộc vào những gì mà lòng hảo tâm của thập phương bá tánh cúng dường
3. Do đặc thù của truyền thống khất thực:
Phật giáo Nguyên thủy là một nhánh tôn giáo giữ nguyên truyền thống có từ thời Đức Phật, trong đó có truyền thống KHẤT THỰC.
Như đã đề cập ở trên, khi hàng Chư Tăng đi khất thực, bữa ăn hàng ngày của các ngài tùy thuộc vào những gì mà lòng hảo tâm của thập phương bá tánh cúng dường "đặt bát".
Theo truyền thống, các ngài không được phép đòi hỏi Phật tử cúng dường món này hay món khác, không đòi hỏi món rau hay món thịt, các ngài lặng lẽ nhận với tâm bình thản và không phân biệt bất luận thứ gì mà bá tánh hoan hỷ cúng dường. Thực phẩm chỉ để nuôi mạng sống (ngoại trừ những thức ăn ngoài "ngũ tịnh nhục" không được Đức Phật cho phép ăn).
Thời gian thọ thực của các ngài rất nghiêm ngặt, là chỉ được thọ thực sau khi mặt trời đã mọc đến trước giờ ngọ (tức từ khoảng 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa), từ sau ngọ đến sáng hôm sau các ngài CHỈ ĐƯỢC UỐNG NƯỚC CHỨ KHÔNG ĐƯỢC ĂN bất cứ vật thực nào.
Ngày nay Phật giáo Nguyên thủy tại một số thành phố lớn như tpHCM, tại Mỹ và châu âu, là những cộng đồng mà các vị Chư Tăng không thể đi khất thực được, việc thọ thực tùy thuộc hoàn toàn vào các nhóm cư sĩ Phật tử hoan hỷ hỗ trợ các ngài. Các Phật tử tự ý đi chợ mua sắm rồi nấu nướng dâng đến các ngài thọ trai.
Không chỉ người Khmer, mà người Thái, Myan, Lào, Srilanka và tất cả dân tộc theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy đều tiếp tục duy trì truyền thống này. Họ tin rằng bản thân họ không tự mình sát sinh, không khích lệ người khác sát sanh, không tùy hỷ sự sát sanh và do đó không phạm giới sát sinh.
4. Quan niệm về "chúng sinh" cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về quan niệm ăn chay:
Chúng ta thường phân chia chúng sinh làm hai loại: (1) chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, biết cử động, biết đi, biết bơi, biết bò, biết bay, là các loài động vật nói chung (bao gồm cả con người), (2) chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong nhóm trên. Cỏ, cây, san hô... là những sinh vật có sự sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan (?), không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp... Vì thế, nếu ăn các loài động vật thì được gọi là ăn mặn và nếu ăn các loài thực vật được gọi là ăn chay.
Cũng vì nhận thức như thế mà chúng ta cứ nghĩ, việc giết một con bò phải được xem là một hành động tội lỗi lớn hơn rất nhiều việc bứt tử ngọn cỏ vì con bò là sinh vật hữu tình, thân mình to hơn và biết cảm giác đau đớn...
Quan điểm của chúng ta là vậy, nhưng thật chất cây cỏ có vô tình hay không? Không ai dám chắc. Kinh Phật dạy rằng “mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác...”. Và một số nghiên cứu khoa học hiện đại cũng cho biết cây cỏ cũng có linh hồn tình thức.
Kinh Phật cũng dạy rằng, "mọi chúng sinh đều bình đẳng", không có sự phân biệt giữa thấp - cao, giữa tốt - xấu hay giữa hữu tình và vô tình. Sát sinh là đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Vậy nên, họ không còn quan niệm cho rằng việc giết đi sinh mạng của một con bò là ác hơn việc bứt tử một ngọn cỏ. Suy rộng ra, không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh bắt cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa lá cũng không khác...
Đó là quan điểm của những vị tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy, tâm của các ngài không còn sự phân biệt, không còn vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống. Ăn thịt hay ăn rau đối với các ngài chỉ là để nuôi thân và hành đạo.
Trên đây tôi lướt qua quan điểm của Phật Giáo Nguyên Thủy về vấn đề ăn chay. Họ tin rằng "việc ăn" chỉ để duy trì sự sống, ăn chay hay mặn không phải là điều quan trọng trong việc hành trì Phật Pháp. Họ tin rằng việc dính mắc không dính mắc trong tâm tưởng mới là điều quan yếu, khi tâm quá dính mắc vào các ý niệm thiện ác hay ăn chay mặn là mang vào mình sự bất an vì e sợ không biết hành động của mình có sai, có tạo nên ác nghiệp không? Cũng như bài kinh Amagandha mà Đức Phật giảng cho Jivaka nghe rằng "phẩm hạnh xấu xa của người làm tội bằng nhiều cách khác nhau, còn tệ hại hơn là ăn thịt cá nhiều." Họ nghĩ rằng những điều làm cho con người bất tịnh chẳng phải là ở nơi ăn thịt, mà là ở nơi lòng oán hận, mê tín, gian xảo, đố kỵ, kiêu căng, và xu hướng theo đường bất chính mà ra.
Nói tóm lại, Phật giáo Nguyên Thủy tin tưởng rằng, không có một giới luật khắt khe nào trong Phật giáo nói là tín đồ của Đức Phật không nên ăn thịt và bắt tất cả người Phật tử phải ăn chay. Họ cũng tin rằng, Đức Phật chỉ khuyên là KHÔNG NÊN LIÊN QUAN vào việc sát sanh có dụng ý hoặc không nên yêu cầu người khác giết bất cứ chúng sanh nào cho mình ăn.
Khổng Seyla

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Xe khách Thanh Nguyên tuyến Đại An - Tp.HCM

Hãng xe khách Thanh Nguyên với những dòng xe khách thế hệ mới được trang bị hệ thống phụ kiện bên trong đảm bảo, tiện nghi, hiện đại… mang lại sự thoải mái cho khách hàng trong suốt hành trình từ Chợ Đại An (huyện Trà Cú) đi lên thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Khởi hành hằng ngày đưa rước khách tận nơi theo yêu cầu của hành khách, nhận chuyển tiền, vận chuyển hàng hóa bưu phẩm nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy.
Ảnh minh họa
• Lịch trình:
- Đại An đi Tp HCM: Sáng 5h - 9h, tối 20h.
- Từ Tp HCM về Đại An: Sáng 8h - 10h, chiều 1h - 3h - 5h.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trà Vinh:
- Ấp Chợ, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0918 353 144 - 0294 3 878136 - 0294 3 878 133 - 0294 3 878644
Tp. Hồ Chí Minh.
• Địa chỉ 1:
- 91i Chung cư Lý Thường Kiệt đường Nguyễn Kim, P.7, Q.10 (ngang sân vận động Thống Nhất).
- 0913 640 482 - 0294 3 506009.
• Địa chỉ 2: 
- Hẻm 47 Hòa Bình, P. Phú Trung, Q. Tân Phú (đối diện Thủy Tạ Đầm Sen).
- 0913 894 116 - 0918 024 042
Xem thêm: Xe khách Phương Trang tuyến Trà Vinh - Tp. Hồ Chí Minh

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Ramvong - Điệu múa Khmer truyền thống không bao giờ lỗi mốt

Ramvong (រាំវង់) là một điệu nhạc truyền thống của người Khmer được sử dụng trong nghệ thuật quần chúng, xuất hiện và phổ biến trong các bài hát dân tộc Khmer từ nhiều thế kỷ nay. Điệu Ramvong không chỉ được sử dụng trong các ca khúc nhạc cổ điển mà cũng phổ biến trong các nhạc phẩm khác của âm nhạc Khmer hiện đại, tuy nhiên hầu hết các bài hát điệu Ramvong đều có đặc tính chung là đậm chất dân ca, giai điệu đều đều, lên xuống nhẹ nhàng, khá nhanh, lời ca vần và dễ thuộc, chủ đề đơn giản, tính chất vui tươi, ít có tính hình tượng và mang tính triết lý không cao.
Ramvong là một "dòng nhạc" lớn mà từ nó đã phát triển thành nhiều điệu nhạc biến thể nổi tiếng khác. Các bài hát Khmer theo dòng nhạc Ramvong là vô số kể, bài hát Việt thì ít hơn, có thể kể đến như Điệu Lâm Thôn Trà Vinh, Sok Sabay Sóc Trăng, Trà Vinh Ok Ombok, Ok Ombok quê em hay Cùng Em Điệu Sarikakeo... Ngoài là dòng nhạc đặc trưng của cộng đồng người Khmer, điệu Ramvong cũng xuất hiện khá phổ biến trong các văn hóa chịu ảnh hưởng của nền văn minh Angkor cổ như Thái, Myan, Lào và cộng đồng người Hmong, người Môn...
Ảnh minh họa - nguồn: kntnews.com
Ngày nay, dù các dòng nhạc của Phương Tây đã thâm nhập sâu vào cộng đồng nhưng vẫn không thay thế được dòng Ramvong cổ điển, Ramvong vẫn đang được cộng động Khmer yêu thích và ngày càng phát triển hơn nữa.
Về nhạc cụ, ban đầu nhạc Ramvong ra đời dựa trên nền tảng là dàn nhạc Ngũ âm (Phleng Pinpeat), về sau do sự phổ biến của âm nhạc phương tây đã ảnh hưởng ít nhiều đến Ramvong truyền thống; ngày nay, Ramvong là dòng nhạc dựa trên sự tiếp xúc giữa điệu nhạc truyền thống Khmer với các nhạc cụ phương Tây - sự pha trộn giữa loại nhạc chủ yếu dựa vào nhạc đệm của ghitar điện, trống, solo trộn lẫn với những loại nhạc cụ truyền thống của người Khmer như: đàn cò, chpey dongveng...
Đi đôi với nền nhạc Ramvong là điệu múa Ramvong nổi tiếng, còn gọi là điệu múa Lâm Thôn. Điệu múa Ramvong có nghĩa là "Điệu múa theo vòng tròn", từng cặp đôi trai gái vừa múa vừa quay lại nhìn nhau thể hiện sự thân mật và đi theo một vòng tròn khép kín.
Cũng như các điệu khiêu vũ của Phương Tây, khi tiếng nhạc nổi lên, người con trai thường chủ động mời bạn gái của mình lên cùng múa. Các động tác của các cô gái thường mềm mại, nhẹ nhàng thể hiện sự dịu dàng, duyên dáng và kín đáo của nữ nhân; trong khi các chàng trai với động tác khỏe khoắn, hai tay dang rộng hơn, vừa thõa mãn sự vui tươi vừa thể hiện sự mạnh mẽ, sẳn sàng che chở và bảo vệ người phụ nữ của mình.
Ảnh minh họa - nguồn: kntnews.com
Khi tham gia múa trong một sự kiện nào đó, người tham gia múa phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, chẳng hạn như các thanh niên nhỏ tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người có địa vị và người lớn tuổi ra múa giao lưu cùng. Theo nhịp trống, đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng, động tác múa càng nhanh hơn. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chắp tay chào nhau (Sampeah) rồi trở về vị trí của mình.
Xem thêm Sampeah - Nghi thức chào hỏi truyền thống của người Khmer
Nhạc Ramvong nhẹ nhàng vui tươi cùng với điệu múa Ramvong đơn giản và gần gũi nên ai ai (dù không phải là người Khmer) cũng có thể dễ dàng hòa chung không khí tại các buổi biểu diễn của người Khmer. Ramvong xưa nay là một sinh hoạt mang tính cộng đồng, nó đã trở thành phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng của người Khmer, mà ngày nay cũng đang dần thâm nhập vào đời sống người Việt và người Hoa ở Trà Vinh.
Có lẽ Ramvong nên tự hào vì chính nó là một trong những dòng nhạc cổ điển thịnh hành nhất của người Khmer từ nhiều thế kỷ đến nay; tuy không quá hoa mỹ, nhưng đủ để tạo cảm hứng; và làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Điệu múa cơ bản không quá sành điệu nhưng chưa bao giờ lỗi mốt giúp cho nó luôn được cộng đồng đón nhận dù ở thời đại nào.
Viết bởi Khổng Seyla

Xem thêm Trường ĐH Trà Vinh xếp ở vị trí thứ 14 trong Top 100 trường ĐH tốt nhất VN

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Trường Đại học Trà Vinh - top 100 trường ĐH tốt nhất Việt Nam

Trường Đại học Trà Vinh (Tra Vinh University - TVU) là một trường đại học công lập được thành lập ngày 19/06/2006 trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh, nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Trà Vinh và khu vực phía Tây Nam. Trụ sở của Trường tọa lạc tại số 126 Nguyễn Thiện Thành, khóm 4,, phường 5, Tp Trà Vinh.
Một góc khoa NN-VH-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và phòng khám Đa khoa trường ĐH Trà Vinh
Ảnh: Dương Tuấn Vũ
Trường hoạt động theo mô hình đa cấp - đa khoa - đa ngành: các ngành về lĩnh vực Nông nghiệp – Thủy sản, Kỹ thuật công nghệ, Khoa học sức khỏe, Kinh tế, Luật, Ngoại ngữ, Hóa học ứng dụng, Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Sư phạm, Chính trị học, Quản trị Văn phòng - Việt Nam học - Thư viện được đào tạo từ cao đẳng, đại học, sau đại học.
 Khoa Nông nghiệp - Thủy sản trường ĐH Trà Vinh
Ảnh: Dương Tuấn Vũ
Thư viện trường ĐH Trà Vinh
Ảnh: Dương Tuấn Vũ
Với nhiều phương thức đào tạo: đào tạo chính quy, văn bằng 2, liên thông, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đáp ứng các nhu cầu về chuyên môn đối với người học và cộng đồng. Ngoài ra trường còn tổ chức đào tạo liên kết các ngành bậc đại học và Thạc sĩ với các trường, viện trong và ngoài nước.
Sau hơn 10 năm phát triển, gần đây, trường Đại học Trà Vinh cũng vinh dự đứng vào vị trí thứ 14 trong "Top 100 trường đại học tốt nhất tại Việt Nam", theo công bố của Webometrics.
Hình ảnh chụp màn hình từ Webometrics.info
Xếp hạng Webometrics dựa vào quy mô, số lần truy cập tìm kiếm về trường hay các tài liệu và thông tin khoa học công bố, phát triển chất lượng đào tạo. Đồng thời, bảng xếp hạng này cũng đánh giá chất lượng tổng thể các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thể hiện trên website, đặc biệt là kết quả nghiên cứu, và số lượng công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus.
Hình ảnh: Dương Tuấn Vũ
Tổng hợp bởi Nga Trà Vinh

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Sampeah - Nghi thức chào hỏi truyền thống của người Khmer

Đối với người Phương Tây, họ chào nhau bằng cách bắt tay, trả lễ cho nhau bằng nụ cười. Đối với người Nhật thì họ chào nhau bằng hành động cúi gập đầu để tỏ sự tôn kính lẫn nhau. Còn đối với người Khmer thì chắp tay Sampeah là lối văn hóa ứng xử truyền thống rất được xem trọng, và là hành động thể hiện phép lịch sự tối thiểu của một con người.
Sampeah - Một nghi thức chào hỏi truyền thống của người Khmer
Dân tộc Khmer là một dân tộc coi trọng lễ nghi và thứ bậc xã hội, đối với người Khmer việc đánh giá một con người không chỉ dựa vào trình độ học vấn, cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy cách hay không.
Khi gặp nhau, người Khmer thường sẽ chào nhau mở đầu bằng câu nói: “ជំរាបសួរ - Chumreap Suor”. Đồng thời chắp 2 tay khép lại với nhau như một búp sen đặt trước ngực, sau đó cúi đầu nhẹ nhàng cùng với nụ cười thân thiên trên môi. Từ “Chumreap” có ý nghĩa “tôn kính”, được dùng thường xuyên khi người Khmer chào hỏi, chia tay hoặc tạm biệt lẫn nhau. Và đôi khi, chúng ta cũng có thể dùng Sampeah để xin lỗi khi chúng ta vô tình bước lên chân hoặc chạm vào vết thương của ai đó. Sampeah là một hành động chân thành nhất chứ không phải xin lỗi xã giao.

 Cúi nhưng không hạ mình
Xem thêm Chùa Hang - Nơi hành hương và điểm du lịch "đáng đến" nhất Trà Vinh
Người Khmer có quan niệm xem phần đầu là bộ phận thiêng liêng và cao quý nhất. Còn hoa sen được xem là loài hoa biểu trưng của đức Phật, loài hoa của lòng chân thành và sự tôn kính cao độ. Vì vậy, hành động chắp tay cúi đầu chào trước một ai đó chính là nhằm thể hiện sự chân thành sâu sắc xuất phát từ tâm hồn của chúng ta, chứ không phải là chào hỏi xả giao đơn thuần như văn hóa bắt tay của phương Tây.

Tùy vào tuổi tác và thứ bậc của người đối diện mà có cách Sampeah khác nhau
Sampeah là một trong những nguyên tắc hành xử truyền thống rất đẹp. Song để thực hiện động tác chắp tay cúi đầu chào chính xác theo truyền thống Khmer theo từng trường hợp thì khá phức tạp. Việc đặt tay ngang đâu, cúi đầu thấp đến mức nào, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công việc. Và, vì thế người ta chia Sampeah ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Chẳng hạn:
- Người nhỏ tuổi hơn sẽ vái chào trước, còn người lớn tuổi hơn sẽ đáp lại bằng cái cúi chào nhẹ nhàng và chắp tay thấp hơn.
- Người trẻ tuổi thể hiện lòng kính trọng với người lớn tuổi hay người có địa vị đáng kính trọng khác thì sẽ cúi đầu cho đến khi phần mũi chạm vào tay. Phụ nữ thường sẽ hơi nhún đầu gối khi vái chào thể hiện sự khiêm tốn, nết na và dịu dàng (đây cũng được xem là một trong số đức hạnh của người con gái Khmer - charya sambat robos satrey Khmer).
- Phần mũi của bàn tay sẽ được đưa lên cao hơn phần lông mày, chạm đến phần trán chỉ trong trường hợp vái lạy chư tăng hay chào các nhân vật lớn, Quốc kỳ, biểu tượng của Hoàng gia...
- Thông thường, khi được vái chào thì chúng ta cũng phải vái chào đáp lễ. Những người ngang hàng chỉ cần chắp tay và cúi nhẹ đầu để đáp lại. Chỉ khi giữa hai bên có khoảng cách rất lớn về tuổi tác hay địa vị mới không phải cúi chào, chẳng hạn: ông bà - cha mẹ thì không vái đáp trả đối với con cháu hay trẻ nhỏ, Các vị sư sẽ không vái đáp lại khi các tín đồ vái chào…etc
Tuy nhiên, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta lại hành lễ như vậy, thông thường chỉ lần gặp đầu tiên trong ngày, chúng ta sẽ cúi chào theo đúng chuẩn, còn những lần gặp tiếp theo chúng ta chỉ cần khẽ gật đầu và mỉm cười chào nhau là được, để khỏi phiền phức và tốn thời gian.
Hành động Sampeah thể hiện cả một nền văn hóa trọng thượng của dân tộc Khmer: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường đó chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện, nên các bạn đừng ngại thể hiện điều đó ngay cả khi các bạn đang sống trong một cộng đồng có văn hóa khác biệt.
Viết bởi Khổng Seyla (27.5.2015)

Xem thêm Trường ĐH Trà Vinh xếp ở vị trí thứ 14 trong Top 100 trường ĐH tốt nhất VN

Bệnh viện Đa Khoa Minh Tâm (Minh Tam Hospital)

Bệnh viện đa khoa Minh Tâm tọa lạc tại số 36 Nguyễn Đáng, P.9, TP Trà Vinh . Đây là một bệnh viện ngoài công lập nổi tiếng tại Trà Vinh được...